Răng
lệch khớp cắn là tình trạng khá phổ biến và có nhiều mức độ khác nhau. Vậy
chúng ta phải nhận diện sự sai lệch này như thế nào và phân loại ra sao để điều
trị ? Sau bài viết dưới đây, Bệnh viện nha khoa KIM hy vọng có thể giúp bạn tìm được câu trả lời.
1. Răng lệch khớp cắn là gì ?
Răng lệch khớp cắn là sai khác trong tương quan giữa răng và xương của 2 hàm răng trên – dưới khi răng ở trạng thái nghỉ bình thường.
Lệch lạc khớp cắn có thể gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ của khuôn miệng, gương mặt và cả chức năng của hàm răng.
|
Tổng hợp về răng lệch khớp cắn |
2. Các dạng răng lệch khớp cắn cơ bản
– Khớp cắn chuẩn: Là loại khớp cắn hài hòa nhất cân đối nhất, giúp cho khuôn răng và vòm miệng đẹp, hài hòa với toàn khuôn mặt nên thường được gọi là nhóm khớp cắn trung tâm.
– Khớp cắn xuôi – hô vẩu: Còn gọi là sai khớp cắn loại 2
Để dễ nhận dạng hơn có thể hiểu đây là dạng khớp cắn hô vẩu, ngược lại với nhóm khớp cắn ngược. Đặc điểm của nhóm khớp cắn này là hàm trên vẫn ở ngoài hàm dưới nhưng không tiếp xúc với nhau mà có độ hở, miệng bị nhô ra.
– Khớp cắn ngược: Còn gọi là sai khớp cắn loại 3
Hay còn gọi là các loại khớp cắn móm, hô ngược. Nguyên nhân gây khớp cắn ngược thường do răng hoặc xương hàm dưới quá phát triển, nhưng chủ yếu là do xương.
– Khớp cắn hở:
Là dạng khớp cắn mà răng cửa bị hở ra có thể nhìn thấy lưỡi ngay cả khi bệnh nhân khép răng ở trạng thái nghỉ bình thường. Nhóm răng cửa ở cả hai hàm không thể chạm được với nhau dù cố gắng tới đâu.
– Khớp cắn đối đầu:
Thực chất của dạng khớp cắn này cũng là khớp cắn ngược nhưng ở mức độ nhẹ. Các nhóm răng cửa chạm với nhau ở mặt nhai trong trạng thái nghỉ bình thường
– Khớp cắn sâu:
Cũng gần giống với dạng khớp cắn xuôi nhưng ở mức độ nhẹ và hơi biến tướng. Răng cửa hàm trên có thể không nhô ra quá mức như khớp cắn xuôi nhưng lại hạ thấp quá nhiều, trùm phủ hết cả hàm dưới.
– Khớp cắn chéo:
Là sự lệch lạc của khớp cắn khi trên cùng hàm răng lại chia thành các nhóm khác nhau, nhóm thì ở trong hàm dưới, nhóm lại ở ngoài hàm dưới.
|
Trước và sau khi điều trị răng lệch khớp cắn |
3. Tác hại của răng lệch khớp cắn
– Với những bạn bị móm, khả năng cắn xé thức ăn kém, dẫn đến khó ăn, cấu trúc hàm không chuẩn nên thường gây hiện tượng nói chuyện không chuẩn từ. Dị tật răng nanh ngầm thường xảy ra ở nhóm này nên việc điều trị chỉnh nha, niềng răng là điều cần thiết.
– Với người bị vẩu, nhìn trực diện, gương mặt khá khó coi do cấu trúc gương mặt hơi nhọn giống “tinh tinh”, ngoài ra họ còn hay bị tình trạng hở nướu (khi cười thấy nướu nhiều hơn răng) nên gây cho người đối diện cảm giác không thoải mái.
– Khớp cắn hở khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc cắn xé thức ăn, ảnh hưởng đến việc ăn nhai nên cần phải chỉnh nha, niềng răng đóng khoảng hở lại.
– Những bạn bị khớp cắn đối đầu thường gặp khó khăn trong ăn nhai do mặt tiếp xúc của nhóm răng sau không chuẩn. Do vậy, nhóm này cần được chỉnh nha, niềng răng đưa nhóm răng trước hàm trên ra ngoài và đóng khoảng cách giữa 2 hàm ở nhóm răng trong.
– Những bạn bị khớp cắn sâu thường bị khó khăn trong cắn xé lẫn ăn nhai nên rất cần chỉnh nha, niềng răng để khớp cắn đúng, giúp việc ăn uống dễ dàng hơn.
– Khớp cắn chéo nặng có thể gây méo, lệch cằm, còn nhẹ hầu như không gây hiện tượng gì nên đây là trường hợp cũng không bắt buộc phải chỉnh nha, niềng răng.
Do vậy răng lệch khớp cắn cần được điều trị sớm bằng cách niêng răng để vừa chỉnh lại khớp cắn cho chuẩn tỷ lệ, đồng thời điều chỉnh răng sao cho đẹp nhất. Trong trường hợp sai lệch khớp cắn có liên quan đến lệch khớp hàm thí có thể sẽ phải niềng răng kết hợp với phẫu thuật hàm.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét