Sai khớp cắn mà dân gian vẫn thường gọi là răng khểnh, hô, vẩu, móm để chỉ các trường hợp bệnh nhân có răng chen chúc, lệch lạc vị trí, hàm trên nhô ra trước so với hàm dưới và ngược lại.
|
Sai khớp cắn ở răng |
Nguyên nhân sai khớp cắn
- Mất răng sữa sớm
Nếu răng sữa mất trước khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc (hình thành thân răng đã hoàn tất, hình thành chân răng đã bắt đầu) thì xương ở nơi răng sữa mới nhổ sẽ được tái tạo lại, ngăn cản răng vĩnh viễn mọc, làm chậm quá trình mọc răng. Khi răng vĩnh viễn chậm mọc thì những kề răng bên sẽ nghiêng về phía khoảng trống làm hẹp chỗ của răng vĩnh viễn.
- Yếu tố di truyền
Từ lâu, yếu tố di truyền đã được xem là nguyên nhân gây lệch lạc răng hàm. Những khiếm khuyết về gen có thể phát hiện được trước khi sinh, nhưng đôi khi chỉ phát hiện được khi trẻ đã lớn tuổi (ví dụ như kiểu mọc răng). Vai trò của di truyền trong sự phát triển sọ mặt đã được nghiên cứu nhiều, nhưng vẫn chưa được hiểu biết hoàn toàn. Yếu tố di truyền rất hay gặp trong lệch lạc răng hàm.
- Thói quen mút tay
Hầu hết các trẻ em đều có vài kiểu mút không dinh dưỡng, tùy theo hoặc là mút ngón tay cái, mút 1 ngón khác hoặc mút núm vú giả. Tuy nhiên thói quen mút tay kéo dài sau khi răng vĩnh viễn mọc sẽ dễ dẫn đến lệch lạc răng. Khi các ngón tay đặt lên giữa hai nhóm răng cửa trên và dưới tạo lực nén trực tiếp sẽ đẩy răng cửa trên mọc chìa ra trước, răng cửa dưới nghiêng vào trong, hai hàm cắn không khít và khi mút tạo áp lực âm trong khoang miệng, môi và má sẽ ép vào làm hẹp cung hàm. Mức độ lệch lạc răng tỷ lệ thuận với số giờ trẻ mút tay mỗi ngày, đặc biệt những trẻ mút tay suốt đêm khi ngủ thì nguy cơ răng mọc lệch lạc càng cao
- Một vài nguyên nhân khác
Thói quen đẩy lưỡi, kiểu thở bằng miệng, dinh dưỡng,...
Hàm răng đẹp và lý tưởng là hàm răng mà các răng sắp xếp đều đặn trên cung hàm, các răng hàm trên ăn khớp với các răng hàm dưới theo kiểu vảy cá, khi nhìn nghiêng hàm trên bao trùm ra ngoài hàm dưới và cách hàm dưới một khoảng nhỏ khoảng 1-2mm. Đồng thời tương quan xương giữa hàm trên và hàm dưới là bình thường, không bị nhô ra trước hoặc lùi ra sau khi nhìn nghiêng.
Tương quan xương hàm bình thường
- Sai khớp cắn loại I răng: Tương quan xương hàm bình thường, các sai lệch do răng. Múi ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên trùng với rãnh giữa ngoài của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới. Các răng phía trước có thể mọc khấp khểnh, chen chúc, có thể có vẩu đều hai hàm do các răng cùng nhô ra trước, có thể răng cửa hàm trên trùm sâu lên răng cửa hàm dưới….Sai khớp cắn loại I răng điều trị đơn giản hơn so với các loại sai khớp cắn khác.
- Sai khớp cắn loại II răng: Tương quan xương hàm bình thường nhưng răng hàm lớn thứ nhất hàm trên tiến ra trước so với các răng hàm dưới. Điều trị sai khớp cắn loại II răng sẽ khó và phức tạp hơn.
- Sai khớp cắn loại III răng: Tương quan xương hàm bình thường nhưng răng hàm lớn thứ nhất hàm trên lùi ra sau so với các răng hàm dưới. Điều trị sai khớp cắn loại III răng cần phải điều trị sớm vì nếu để muộn sẽ có thể gây ra các sai lệch ở xương hàm.
Sai khớp cắn do tương quan xương loại II : Tương quan xương hàm loại II là các trường hợp xương hàm trên bị nhô ra trước, hoặc xương hàm dưới bị lùi ra sau hoặc phối hợp cả hai khi so với các cấu trúc của nền sọ . Do cơ chế bù trừ đáp ứng với chức năng ăn nhai các răng có thể bị sai lệch ở mức độ khác nhau. Có thể gặp tương quan răng số 6 là loại I, loại II hoặc loại III.
Các trường hợp có sai lệch xương bệnh nhân đã qua tuổi dậy thì, điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ sai lệch xương. Nếu sai lệch xương nhẹ hoặc vừa bệnh nhân được tư vấn điều trị bằng phương pháp bù trừ ( sau điều trị các vấn đề về xương vẫn còn tồn tại nhưng thẩm mỹ được bù trừ bằng cách điều chỉnh nha). Nếu sai lệch xương nặng sẽ phải phẫu thuật chỉnh hình xương hay còn gọi là phẫu thuật chỉnh nha.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét